5 bước phản hồi chân thành mà không làm tổn thương đồng nghiệp

Đặt một mục tiêu cho tương lai. Đây là thời điểm bạn giải thích chính xác những gì bạn muốn và mong đợi từ người đó ở lần tiếp theo.

Cho dù là lãnh đạo hay đồng nghiệp, một phần trách nhiệm của bạn là cung cấp phản hồi cho người khác. Khi được nuôi nấng trong một nền văn hoá thường quay xung quanh sự thật và những cảm giác không an toàn, bạn có thể sẽ thiếu các kỹ năng cần thiết để cân bằng giữa sự chân thật tàn nhẫn và lòng trắc ẩn của mình.

Hãy suy nghĩ về những phản hồi mà bạn đã nhận được. Rất có thể, trong một số trường hợp đó, những lời phản hồi đã tổn thương đến bạn. Qua thời gian, sau khi tổn thương ban đầu đã giảm, bạn lại học được rất nhiều về chính mình.


Tuy nhiên, khi nhận được kiểu phản hồi tốt nhất, bạn sẽ cảm thấy được tôn trọng, an toàn và được thúc đẩy để trở nên tốt hơn. Đó là bởi vì kiểu phản hồi hiệu quả nhất được thiết kế riêng cho từng cá nhân, làm cho anh ấy hoặc cô ấy cảm thấy được đánh giá cao và cho họ thấy chỗ nào cần được cải thiện.

Tìm được sự kết hợp hoàn hảo đó dễ dàng hơn bạn nghĩ. Dưới đây là năm bước đơn giản để đưa ra những phản hồi khó nói:

Bước 1: Bắt đầu bằng cách nói với họ những điều bạn thích về họ

Nói với họ những điều bạn thích về họ

Để phản hồi có hiệu quả, người nghe phải tiếp nhận được. Vì vậy, để giúp ai đó tiếp tục mở lòng để nghe những điều mà họ có thể bị tổn thương, bạn cần bắt đầu bằng cách trao cho người đó một lời khen chân thành.

Thử thách bản thân để tìm một thứ có ý nghĩa về công việc hoặc ý định của người đó thay vì bịa ra một điều gì đó hời hợt. Nỗ lực càng ít thì kết quả nhận được sẽ càng ít.

Bước 2: Tạm dừng và ngẫm nghĩ về mục đích của bạn khi cung cấp phản hồi

Tạm dừng và ngẫm nghĩ về mục đích của bạn

Hãy tự kiểm tra lại bản thân. Kiểm tra các phán đoán giá trị, các chỉ trích quá mức, và khuynh hướng cầu toàn của bạn. Hãy đảm bảo rằng những điều đó không phải là nhu cầu ám ảnh bạn và khiến bạn yêu cầu một người nào đó thay đổi tính cách của họ.

Mặc dù muốn mọi người tiếp tục cải thiện là tốt, nhưng yêu cầu ai đó đáp ứng nhu cầu của riêng bạn sẽ phản tác dụng. Nếu bạn không thể sống theo giọng nói cho rằng hiệu suất của bạn không bao giờ đủ tốt, thì sẽ thật vô lý nếu bạn cũng mong đợi người khác duy trì tiêu chuẩn vốn dĩ không thực tế của bạn.

Bước 3: Nói những điều mà họ có thể đã làm tốt hơn

Nói những điều mà họ có thể đã làm tốt hơn

Hãy thử một cách tiếp cận khách quan hơn và tìm tình huống cụ thể cho điều đó. Cung cấp cho họ lợi ích của việc nghi ngờ bằng cách giả định rằng anh ta đã cố gắng và không làm sai điều gì.

Với một cảm giác bình tĩnh, không đánh giá và không nói kèm nhiều sự việc với nhau, hãy thể hiện hoặc nói với người đó những gì họ có thể đã làm tốt hơn để đáp ứng các tiêu chuẩn của bạn.

Bước 4: Giải thích chi tiết những điều bạn muốn họ làm trong tương lai

Giải thích chi tiết những điều bạn muốn họ làm trong tương lai

Đặt một mục tiêu cho tương lai. Đây là thời điểm bạn giải thích chính xác những gì bạn muốn và mong đợi từ người đó ở lần tiếp theo.

Giữ sự phản hồi của bạn tập trung vào công việc chứ không phải là tấn công vào tính cách của họ, điều đó sẽ chỉ gây ra sự nghi ngờ và bí mật, dẫn đến những vấn đề lớn hơn trong tương lai.

Bước 5: Làm nổi bật điểm mạnh bằng cách cho họ biết những điều họ làm tốt

Làm nổi bật điểm mạnh của họ

Kết thúc bằng một lưu ý tích cực. Thay vì chỉ đơn giản quay trở lại điều đầu tiên mà bạn nói, những điều bạn thích về họ, hãy tập trung vào việc chỉ ra một trong những điểm mạnh của người đó. Điểm mạnh là những điểm vượt xa hơn một nhiệm vụ hoặc một sự kiện nào đó và chuyển thành tất cả các khía cạnh công việc của một ai đó.

Những nhà lãnh đạo vĩ đại và những người có cảm hứng có khả năng nhìn xa hơn tình hình hiện tại và tìm ra những tầng sâu hơn về động cơ thúc đẩy và thế mạnh của người khác. Khi bạn phải cung cấp phản hổi cho bạn bè hoặc đồng nghiệp, hãy cho họ biết bạn đánh giá cao giá trị mà họ mang lại như thế nào và cố gắng hết sức để truyền cảm hứng cho người đó làm việc tốt hơn trong tương lai.

Khi mọi người cảm thấy được tôn trọng, được đánh giá cao và nhận thấy những thách thức để tiếp tục phát triển, họ sẽ có động lực để tinh chỉnh công việc và bản thân họ, tạo ra các dự án tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *