Tìm hiểu nghệ thuật giữ chân nhân viên sáng giá

Hội chứng lạc lõng với tập thể: Những nhân viên giỏi có thể sẽ mắc hội chứng này, vì có thể sự tập trung hoàn thiện những công việc chủ chốt đã khiến

Những nhân viên sáng giá – họ thực sự là những nhân tố quan trọng tạo dựng những nấc thang phát triển rực rỡ cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc giữ chân nhân viên sáng giá không phải là điều dễ dàng. Họ luôn có những lý do riêng để có thể “ nhảy việc”, vậy làm thế nào để những nhà lãnh đạo giữ chân được nhân viên sáng giá để duy trì sự phát triển cho doanh nghiệp?


Làm thế nào để giữ chân những nhân viên giỏi

Với thị trường lao động cạnh tranh như hiện nay, việc giữ chân nhân viên giỏi càng được các nhà lãnh đạo chú trọng hơn, trở thành một phần tất yếu cho thành công của doanh nghiệp. Nhân viên giỏi chi phối đến sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi họ tác động trực tiếp đến hoạt động thực thi chiến lược kinh doanh của tổ chức.

Nguyên nhân nào khiến nhân viên sáng giá ra đi?

Thu nhập chưa tương xứng với năng lực : Tất nhiên với những nhân viên sáng giá thu nhập không phải là tất cả nhưng điều này luôn là yếu tố quan trọng. Cùng một loại công việc và môi trường làm việc như nhau nhưng nếu thu nhập của họ quá thấp so với đồng nghiệp ở doanh nghiệp khác thì sẽ rất khó mà giữ chân họ nếu họ có cơ hội thay đổi. Môi trường làm việc quá “ kiểm soát”: Sẽ thực sự ngột ngạt khi những nhân viên luôn trong tình trạng bị kiểm soát công việc. Họ sẽ cảm thấy căng thẳng, mất sự tập trung, hơn thế nữa những sáng kiến “ vĩ đại” không thể nảy sinh trong môi trường kiểm soát như vậy!

Công việc không thích hợp và nhàm chán: Người quản lý giỏi phải biết cách để nhân viên của mình không nhàm chán với công việc. Bởi vì, khi nhân viên không còn tìm thấy niềm vui và sự hứng thú trong công việc, công việc không còn hấp dẫn họ hoặc họ có cảm giác nặng nề khi bắt tay vào công việc thì rắc rối sẽ phát sinh.

Thiếu cơ hội thăng tiến: Thăng tiến là khát vọng chính đáng của mọi người lao động, họ phải nổ lực cống hiến không ngừng cho công việc để mong được thăng tiến. Nhưng đến một lúc nào đó khát vọng của họ vẫn không được thỏa mãn thì việc họ đi tìm nhà tuyển dụng khác là điều đương nhiên.

Quan hệ bị tổn thương: Quan hệ giữa sếp và nhân viên hoặc giữa nhân viên với nhau bị tổn thương nặng nề đến mức khó có thể “bình thường hóa” đươc. Có thể đây là lỗi của sếp nhưng cũng có thể là của nhân viên. Nhưng dù là lỗi của ai đi nữa, khi mà mối quan hệ đã không còn hàn gắn được thì đối với nhân viên, ra đi vẫn là giải pháp tối ưu.

Hội chứng lạc lõng với tập thể: Những nhân viên giỏi có thể sẽ mắc hội chứng này, vì có thể sự tập trung hoàn thiện những công việc chủ chốt đã khiến họ không có nhiều thời gian để hòa đồng với tập thể xung quanh.

Đâu là nghệ thuật giữ chân nhân viên sáng giá?

Sau đây là một số gợi ý giúp những nhà lãnh đạo giữ chân những nhân viên giỏi cho doanh nghiệp:

– Thứ nhất: giữ chân người giỏi là chiến lược, không phải là biện pháp đối phó nhất thời. Đa phần doanh nghiệp đợi đến khi nhân viên nộp đơn xin nghỉ, mới tìm cách “níu chân” là không có kết quả.

– Cần xác định ai là nhân viên giỏi và họ cần gì ở bạn? Từ đó xác định những tiêu chí, định tính và định lượng giúp doanh nghiệp nhận diện ra nhân viên giỏi cần giữ.

– Sử dụng đúng công cụ giữ nhân viên giỏi nhằm giảm các yếu tố “bất mãn” và tăng sự “hài lòng” của nhân viên. Mọi việc đều phải bắt đầu tư yếu tố nguồn là thu hút và tuyển dụng cho đến các yếu tố động viên, bao gồm: khen thưởng, đào tạo và kèm cặp, tạo sức hút công việc và văn hóa doanh nghiệp.

– Tạo ra môi trường làm việc thú vị, thực hiện cam kết của tổ chức và quan tâm ở góc độ con người với những sẻ chia khích lệ thường xuyên về mặt tư tưởng, về mục tiêu, về lợi ích.

– Hãy hỗ trợ nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống, đừng chờ đến khi nhân viên giỏi cảm thấy có quá nhiều stress và họ buộc phải dừng lại.

Những nhà lãnh đạo khôn ngoan cần phải linh hoạt, uyển chuyển thay đổi để phù hợp với từng nhân viên là biện pháp hữu hiệu giúp giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *