3 sai lầm mà một nhà lãnh đạo thông minh nên bỏ

Một số khuôn mẫu của một người quản lý lý tưởng như là giỏi chịu đựng. Và trong khi bạn không muốn nổi cơn tam bành với nhân viên của mình, việc làm một

Bạn nghĩ rằng trở thành một nhà lãnh đạo sẽ rất đơn giản.

Bạn đã làm việc chăm chỉ, học nghề, đóng thuế và sau đó chuyển sang vị trí quản lý, dẫn dắt người khác tạo ra những điều to lớn hơn. Bạn tuân theo các quy tắc về lãnh đạo giỏi và sự chuẩn bị giúp bạn thành công một cách hoàn hảo.

Giá như những điều trên là sự thật!

Như bạn đã biết, thực tế của việc quản lý người khác có thể gây bực bội và khó khăn. Nhiều cảm xúc, tính cách và chính trị trong văn phòng gây nên sự lộn xộn.

Đã trải qua một thập kỷ làm việc với các nhà lãnh đạo trên toàn cầu và với kinh nghiệm của riêng mình, tôi nhận thấy rằng mọi người thường bị vấp ngã bởi những ý tưởng thường không mang lại hiệu quả.

Dưới đây là ba chiến thuật dường như thông minh nhưng thường kết thúc không như mong đợi.

1. Bạn làm việc quá nhiều

Bạn làm việc quá nhiều

Nhiều người áp dụng khái niệm “càng nhiều càng tốt” khi làm việc, phấn đấu đến sớm về muộn. Với ý tưởng là làm nhiều giờ đồng hồ sẽ chứng tỏ sự cống hiến thật sự và bạn nghĩ rằng điều quan trọng là phải làm gương về hành vi chăm chỉ.

Nhưng thử đoán xem? Đối với các nhà lãnh đạo, làm việc đến độ kiệt sức làm cho bạn trông thiếu trật tự (hoặc làm việc không hiệu quả).

Hơn nữa, stress là chất độc đối với một đội ngũ. Vì tính chất dễ lây của nó. Nhân viên sẽ nhận lấy stress từ các nhà quản lý của họ và làm cả nhóm sụp đổ.

Tất nhiên, đôi khi bạn sẽ cảm thấy như bạn không có sự lựa chọn nào cả. Có thể bạn là người mới trong vai trò này hoặc đang trong khoảng thời gian bận rộn và cần phải kéo dài ca làm việc của mình hơn. Nếu đúng như vậy, có hai việc bạn có thể làm để tránh những kết cục bất lợi cho nhóm của mình.

Thứ nhất, kêu gọi đội ngũ của bạn khi có thể. Mọi người cảm thấy được tin tưởng nhiều hơn khi họ tham gia vào một công việc quan trọng, còn hơn là chỉ chứng kiến sếp của mình nốc cà phê và trông cực kỳ căng thẳng. (Lợi ích thêm: Giao phó công việc có thể giúp bạn rời văn phòng sớm hơn.)

Thứ hai, đừng để việc đó trở thành thói quen. Một khi đã quyết định được điều gì đó, hãy cố gắng giữ thời gian làm như bình thường. Điều này sẽ thể hiện với nhóm của bạn rằng bạn tin vào việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc cho nhân viên, bao gồm cả bạn.

2. Bạn sẽ không nói “Tôi không biết”

Bạn sẽ không nói “Tôi không biết”

Mọi người thường cảm thấy không thoải mái khi họ không biết điều gì đó. Họ lo lắng rằng nếu bản thân thừa nhận điều đó thì đồng nghiệp sẽ mất niềm tin vào họ.

Tôi đã nhìn thấy ngay cả những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất cũng bị vấp khi phải đối mặt với một câu hỏi mà họ không thể trả lời. Càng lên cao, bạn làm càng ít công việc hằng ngày và càng có nhiều khả năng ai đó có thể hỏi bạn một câu hỏi mà bạn không biết.

Nếu bạn có mọi câu trả lời, bạn sẽ chấm dứt cơ hội hợp tác và bất đồng quan điểm với mọi người. Việc thừa nhận những điều bạn không biết sẽ tạo ra khoảng không cho tư duy mở rộng hơn và cho thấy sự tự tin và sẵn sàng học hỏi của bạn.

Vì vậy hãy nói “Tôi không biết” và sau đó cải thiện điều đó. Nếu bạn muốn nghe ý tưởng của người khác, hãy hỏi ngay sau đó: “Bạn nghĩ gì?” hoặc “Bạn có gợi ý nào không?”. Nếu không có ý nào trong số này có vẻ thích hợp, một lựa chọn khác là “Đây là những gì tôi có thể nói với bạn” ( Theo sau là một mẩu thông tin hướng cuộc trò chuyện đến nội dung mà bạn nghĩ là cần thiết cho câu hỏi đó).

Nếu bạn vẫn chưa tin, hãy xem thêm 5 lý do khiến ‘Tôi không biết’ là câu trả lời tốt nhất.

3. Bạn che dấu cảm xúc của bản thân

Một số khuôn mẫu của một người quản lý lý tưởng như là giỏi chịu đựng. Và trong khi bạn không muốn nổi cơn tam bành với nhân viên của mình, việc làm một nhà lãnh đạo đầy cảm hứng đòi hỏi bạn phải thể hiện cảm xúc.

Công việc tốt thường bao gồm yêu cầu mọi người mở rộng vùng thoải mái của họ. Điều đó có nghĩa là ăn mừng những lần thành công và thừa nhận (và học hỏi từ) thất bại. Điều đó cũng có thể khuấy động cảm xúc sâu sắc của sự sợ hãi, lo lắng, phấn khích, hoặc niềm vui.

Người ta tin tưởng các nhà lãnh đạo mà họ cho là chân thành và đáng tin cậy. Họ không muốn phải làm việc cho một người máy. Bằng cách chia sẻ cảm xúc, chúng ta cho phép những người khác cũng chia sẻ cảm xúc của họ, điều này giúp khuyến khích mọi người đầu tư vào bản thân.

Tôi khuyến khích các nhà lãnh đạo thực hành việc thể hiện tính xác thực. (Tôi biết rằng điều này nghe hoàn toàn bất thường, nhưng điều đó thật sự có hiệu quả!) Đầu tiên là tiếp thu tính xác thực. Điều này có nghĩa là biết được giá trị cốt lõi và thương hiệu của bạn và thực sự tin tưởng vào thông điệp mà bạn hy vọng truyền đạt.

Sau đó, bạn có thể thể hiện tính xác thực ra bên ngoài. Điều này liên quan đến việc minh bạch đối với những người xung quanh bạn, bằng cách sử dụng ngôn ngữ thẳng thắn để “nói những gì bạn nghĩ” và không sợ phải thể hiện rằng mình dễ bị tổn thương.

Mục tiêu của bạn là trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất có thể. Bạn đã chú ý rất nhiều đến việc làm theo các quy tắc, nhưng đôi khi điều tốt nhất bạn có thể làm là bỏ qua những lời khuyên đã lỗi thời. Vì vậy, nếu có lời khuyên không hiệu quả cho bạn và nhóm của bạn, đừng ngại đổi mới và thử cách tiếp cận khác.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *